Kế toán doanh nghiệp

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Mã Ngành/Nghề: 40340301
  • Thời gian đào tạo: 1.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương

 

             

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ- CĐHHII, Ngày 09 tháng 09 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng Hải II)

Tên nghề: Kế toán doanh nghiệp

Mã nghề: 40340301

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học THCS trở lên.

Thời gian đào tạo: 1.5 năm

1.        Mục tiêu đào tạotháng

1.1.           Mục tiêu chung:

Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có lối sống lành mạnh, biết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Có đủ kiến thức để trở thành những kế toán viên. Có đủ tư đuy và kỹ năng để thăng tiến trong công việc.

1.2.           Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Trình bày được các chuẩn mực kế toán;

- Mô tả được các chế độ kế toán;

- Trình bày được hệ thống văn bản pháp luật về thuế;

- Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

- Vận dụng các văn bản liên quan đến ngành kinh tế;

- Trình bày được tên các loại chứng từ kế toán được sử dụng trong các vị trí việc làm;

- Trình bày được phương pháp lập chứng từ kế toán;

- Trình bày được phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp;

- Trình bày được phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

- Trình bày được phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán;

- Trình bày được phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế toán;

- Trình bày được các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ; phương pháp lập báo cáo tài chính;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

- Thiết lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng và các cơ quan quản lý chức năng;

- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc;

- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

- Lập được báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;

- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

- Báo cáo với lãnh đạo, đề xuất các giải pháp kinh tế, tài chính cho đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; sử dụng thành thạo 1 đến 2 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, trong sử dụng, bảo quản tài sản trong doanh nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kế toán vốn bằng tiền;

- Kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán;

- Kế toán tài sản cố định;

- Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng;

- Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương;

- Kế toán chi phí tính giá thành;

- Kế toán tổng hợp.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kế toán doanh nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2.        Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

-         Số lượng môn học, mô đun: 25

-         Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1575 giờ

-         Khối lượng các môn học chung/đại cương:

-         Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 85 tín chỉ

-         Khối lượng lý thuyết: 666 giờ.   Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 909 giờ

-         Thời gian khóa học: 15 tháng

3.        Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ/HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ TT/ TN/ bài tập/ TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

11

255

94

148

13

MH01

Giáo dục Chính trị

2

30

15

13

2

MH02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH03

Giáo dục thể chất

0

30

4

24

2

MH04

Giáo dục quốc phòng An ninh

0

45

21

21

3

MH05

Tin học

2

45

15

29

1

MH06

Tiếng anh

6

90

30

56

4

II

Các môn học đào tạo nghề bắt buộc

74

1320

572

691

57

II.1

Các môn học cơ sở

22

330

189

121

20

MH07

Kinh tế chính trị

4

60

40

16

4

MH08

Anh văn chuyên ngành 1

4

60

28

28

4

MH09

Nguyên lý kế toán

5

75

45

26

4

MH10

Luật kinh tế

2

30

18

10

2

MH11

Nguyên lý thống kê

3

45

18

25

2

MH12

Lý thuyết tài chính tiền tệ

4

60

40

16

4

II.2

Các môn học chuyên môn nghề

38

780

271

481

28

MH13

Thuế

4

60

40

 18

2

MH14

Tài chính doanh nghiệp 1

4

60

40

18

2

MH15

Kế toán doanh nghiệp 1

6

90

50

36

4

MH16

Kế toán doanh nghiệp 2

6

90

50

36

4

MH17

Kế toán quản trị

4

60

33

25

2

MH18

Kỹ năng mềm

4

60

30

28

2

MĐ19

Thực tập kế toán doanh nghiệp sản xuất

3

90

0

86

4

MĐ20

Kế toán máy

3

90

28

58

4

MĐ21

Thực tập tốt nghiệp

4

180

 0

176

4

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

14

210

112

89

9

MH22

Soạn thảo văn bản

3

45

27

15

3

MH23

Kiểm toán

4

60

30

28

2

MH24

Thanh toán quốc tế

3

45

25

18

2

MH25

Phân tích hoạt động kinh doanh

4

60

30

28

2

TỔNG CỘNG

85

1575

666

839

70

 

4.             Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc:

            Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Những môn học mang tính chất thực tế: học sinh tự tìm đơn vị để có số liệu thực tế, tham khảo tình hình thực tế tại doanh nghiệp. từ đó làm bài báo cáo. (Số liệu có thể do giáo viên cung cấp, tùy theo môn học)

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Những môn học lý thuyết, tích hợp thì kiểm tra kết thúc môn theo các hình thức thi vấn đáp, viết (tùy theo môn học, mô đun). Riêng các môn thực hành thì kết thúc môn bằng hỏi báo cáo (thi vấn đáp)

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường

4.5. Các chú ý khác

- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình dạy nghề đã được phê duyệt


 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC