Điều khiển phương tiện thủy nội địa

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6840109
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

 

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số         /QĐ-CĐHHII ngày    tháng    năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa

Mã nghề: 6840109

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng

 

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1 Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa. Tạo khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực Điều khiển tàu thủy, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được quy định của nghề: nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển; thực hiện những quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa và đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam

 

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được cách tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát sinh khi làm việc; sơ cứu; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc;

- Trình bày được các nội dung cơ bản, các qui định về an toàn lao động khi làm việc trên phương tiện thủy nội địa;

- Giải thích được các qui định về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa và bảo vệ môi trường đường thủy;

- Trình bày được nguyên lý kết cấu phương tiện thủy nội địa; nguyên lý điều động phương tiện thủy nội địa;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng vỏ phương tiện thủy nội địa và các thiết bị trên boong;

- Trình bày được được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các thiết bị hàng hải sử dụng trên phương tiện thủy nội địa;

- Phân tích, đánh giá được các hiện tượng khí tượng thủy văn, địa văn hàng hải, thủy triều, luồng lạch ảnh hưởng đến điều động phương tiện ;

- Trình bày được nguyên tắc và nội dung hạch toán vận tải đường thủy nội địa;

- Trình bày được quy trình giao nhận, bảo quản hàng hóa; quy trình đón, trả và phục vụ hành khách; quy trình xếp, dỡ hàng hóa tại cảng;

- Giải thích được các quy định trong Luật đường thủy nội địa; nội dung cơ bản về Luật hàng hải;

- Trình bày được nội dung công tác quản lý, lãnh đạo thuyền viên và phương tiện thủy nội địa; công tác huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2 Kỹ năng:

- Tổ chức xử lý được các vấn đề vấn đề phát sinh; có khả năng thích ứng và làm việc được khi có sự thay đổi công việc trong môi trường làm việc thay đổi;

- Làm được và tổ chức được công việc làm dây đảm bảo an toàn;

- Làm được và tổ chức được những công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ phương tiện thủy nội địa và các trang thiết bị hàng hải;

- Điều động được phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm I và nhóm II trong mọi tình huống ở vùng thủy nội địa và vùng ven biển dưới 12 hải lý;

- Làm được và tổ chức được công việc đấu ghép; tách đoàn lai kéo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn;

- Vận hành khai thác được các thiết bị lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa;

- Làm được công việc hạch toán vận tải và đàm phán, ký kết hợp hợp đồng vận chuyển với khách hàng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện thủy nội địa;

- Tổ chức được công việc giao nhận, bảo quản hàng hóa trong vận tải đường thủy nội địa;

- Tổ chức được công việc đón, trả và phục vụ hành khách trong vận tải đường thủy nội địa;

- Lãnh đạo được thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa thực hiện nhiệm vụ; quản lý phương tiện đảm bảo an ninh, an toàn;

- Tổ chức được công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu đắm và xử lý tình huống khi phương tiện gặp sự cố khẩn cấp có nguy cơ mất an toàn; sự cố tai nạn đường thủy;

- Xây dựng được chương trình và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa;

- Tổ chức thực hiện được các quy định về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa; đảm bảo an toàn môi trường đường thủy;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; có ý thức kỹ luật;

- Có tác phong và phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc; giám sát, phân tích, đánh giá và chủ động tổ chức giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, trong nhóm làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc;

- Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng hải.

- Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về an ninh, an toàn con người và phương tiện; quy định pháp luật về an toàn môi trường đường thủy nội địa..

1.3 Cơ hội việc làm:

 Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thủy thủ phương tiện thủy nội địa;

- Thuyền phó nhất phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm I;

- Khai thác phương tiện thủy nội địa;

- Điều độ cảng, bến thủy nội địa;

- Cảng vụ viên cảng vụ đường thủy nội địa

2. Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo của khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 39

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 2250 giờ;

- Khối lượng các môn học, mô đun chung/ đại cương: 435 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1815 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 815 giờ; Thời gian học thực hành, thực tập, thí nghiệm, thảo luận: 1339 giờ; thời gian kiểm tra 96 giờ.

3. Nội dung chương trình:

 

MH/MĐ

Tên Môn học/Mô đun

Số

tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

số

Trong đó

thuyết

TH/TT/ TN/BT

/T.Luận

Kiểm

tra

I

Các môn học chung

18

435

157

255

23

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

79

1815

658

1084

73

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

13

195

127

55

13

MH 07

Vẽ kỹ thuật

2

30

18

10

2

MH 08

Điện tàu thủy

3

45

27

15

3

MH 09

Cấu trúc tàu

4

60

41

15

4

MH 10

Luồng chạy tàu

4

60

41

15

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

58

1500

465

981

54

MH 11

Khí tượng, thủy văn

3

45

27

15

3

MH 12

Luật Giao thông đường thủy nội địa 1

3

45

37

5

3

MH 13

Luật Giao thông đường thủy nội địa 2

3

45

37

5

3

MĐ 14

Địa văn hàng hải

3

75

24

47

4

MH 15

Vận tải đường thuỷ nội địa 1

2

30

18

10

2

MH 16

Vận tải đường thuỷ nội địa 2

4

60

33

23

4

MH 17

Nghiệp vụ thuyền trưởng

2

30

24

4

2

MH 18

Trực ca

2

30

18

10

2

MH 19

Môi trường đường thuỷ

2

30

18

10

2

MH 20

Nguyên lý điều khiển tàu thuỷ

2

30

27

1

2

MĐ 21

An toàn cơ bản

2

60

25

33

2

MĐ 22

Sơ cứu

1

30

9

20

1

MĐ 23

Kỹ thuật bơi lặn

3

90

18

69

3

MĐ 24

Thủy nghiệp (làm dây)

3

90

18

69

3

MĐ 25

Thiết bị trên boong

2

60

18

40

2

MĐ 26

Bảo quản vỏ tàu

2

60

12

46

2

MĐ 27

Điều động tàu 1

2

60

18

40

2

MĐ 28

Điều động tàu 2

2

60

18

40

2

MĐ 29

Điều động tàu 3

2

60

18

40

2

MĐ 30

Thiết bị hàng hải 1

2

60

18

40

2

MĐ 31

Thiết bị hàng hải 2

2

60

30

28

2

MĐ 32

Thực tập 1

3

120

0

116

4

MĐ 33

Thực tập 2

6

270

0

270

0

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

8

120

66

48

6

MH 34

Vận tải đường thuỷ nội địa 3

4

60

30

28

2

MH 35

Vô tuyến điện

2

30

18

10

2

MH 36

Thuỷ triều

2

30

18

10

2

MH 37

Máy tàu thủy

2

30

18

10

2

MH 38

Bảo hiểm hàng hải

2

30

18

10

2

MH 39

Tiếng Anh chuyên ngành

4

60

28

30

4

Tổng cộng

97

2250

815

1339

96

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc:

          Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

          Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hoạt động đoàn, thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ thăm quan …vv được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, rèn luyện sức khỏe mở mang kiến thức, giao lưu học hỏi …vv.

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hoá, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

 - Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

- Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

- Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

- Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

- Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian kiểm tra thi hết môn học, mô đun theo hướng dẫn cụ thể của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

          Sau khi hoàn thành nội dung khóa học người học được xét và công nhận tốt nghiệp theo quy chế của Trường Cao đẳng Hàng hải II.

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.

4.5. Các lưu ý khác:

          Phương pháp dạy học, đánh giá được thực hiện theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội;

          Bố trí trình tự giảng dạy các môn học, mô đun theo điều kiện tiên quyết và theo nhu cầu người học;

          Các môn học được bố trí tại phòng học lý thuyết theo đơn vị giờ học lý thuyết, mỗi giờ gồm 45 phút, các mô đun được bố trí tại các phòng thực hành hoặc phòng mô phỏng tương ứng theo giờ học thực hành hoặc tích hợp, mỗi giờ gồm 60 phút;

          Mô đun Thực tập tốt nghiệp được bố trí trên tàu huấn luyện hoặc tàu của các công ty vận tải biển đối tác.

 


 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC