Trưởng khoa: Phan Thế Nhân – Tiến sĩ
1.
Quá trình hình thành và
phát triển:
Khoa Cơ khí có
tiền thân từ khoa Cơ khí - Khai thác máy tàu thủy. Do xu thế phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời không ngừng tăng
cường và mở rộng lĩnh vực ngành, nghề đào tạo phù hợp thực tiễn. Ngày16 tháng 10 năm 2017 khoa Cơ khí chính thức
được thành lập trên cơ sở tách một phần từ khoa Cơ khí - Khai thác máy tàu
thủy.
Cơ sở vật
chất của Khoa đang từng bước được đầu tư
nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo trên cơ sở
tiếp cận các trang thiết bị phù hợp, hiện đại. Hiện tại khoa Cơ khí đang triển
khai đào tạo với các xưởng thực hành: Xưởng Kỹ thuật tiện, xưởng lập trình gia
công CNC, xưởng Hàn cơ bản, xưởng Hàn công nghệ cao, xưởng thực hành Công nghệ
ô tô, phòng Chuyên đề - Nghiên cứu khoa học và một số thiết bị hiện đại khác.
Để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao
động, khoa Cơ khí xây dựng chương trình và triển khai đào tạo nghề theo 03 cấp
trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Khoa đã từng bước nâng cao chất lượng
đào tạo bằng cách tập trung đầu tư phát triển đồng bộ nhiều nội dung: Đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, liên kết với doanh nghiệp, chế
tạo các thiết bị dạy nghề, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học,…
2. Chức năng nhiệm vụ:
2.1 Chức năng:
-
Giảng
dạy một nhóm nghề, nhóm các môn học theo kế hoạch chung.
-
Triển
khai thực hiện kế hoạch đào tạo, kiểm tra và giám sát toàn bộ công tác giảng
dạy và học tập các hệ đào tạo với các nghề: Cắt gọt kim loại, Công nghệ kỹ
thuật cơ khí, Công nghệ hàn, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật xây dựng theo kế hoạch
phê duyệt.
2.2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu định hướng phát triển Khoa
về mục tiêu đào tạo, cơ cấu các nghề thuộc nhóm nghề khoa Cơ khí, phương thức
đào tạo, phát triển cơ sở vật chất cần thiết phục vụ đào tạo đạt chất lượng và
hiệu quả.
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập
theo chương trình nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện biên soạn, chỉnh
sửa và cập nhật chương trình, giáo trình các nguồn học liệu phục vụ đào tạo các
nghề thuộc Khoa
- Tổ chức nghiên cứu, đổi mới nội dung,
cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo
- Chủ động đề xuất và triển khai công
tác NCKH của giảng viên, sinh viên
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở
vật chất, trang thiết bị tại các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm theo quy
định.
3. Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo các nghề thuộc Khoa thường xuyên được rà soát, điều chỉnh
và cập nhật phù hợp thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, gồm các hệ đào tạo:
- Hệ Cao đẳng
- Hệ Trung cấp
- Hệ Sơ cấp
4. Mối quan hệ giữa Khoa
và Doanh nghiệp:
Thường xuyên phối hợp với doanh
nghiệp theo phương châm nhà trường và doanh nghiệp là 2 thành tố quan trọng
trong đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất trong xu thế hiện nay, phối hợp
tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình đáp ứng theo nhu cầu doanh nghiệp, tổ
chức thực tập kết hợp sản xuất tại nhà máy, xưởng trường, doanh nghiệp phối hợp
đào tạo chuyên môn tại xưởng trường, nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng của
doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên kết thúc khóa học làm việc tại doanh nghiệp,
…
Khoa Cơ khí phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức thi tuyển
tay nghề cho các ứng viên đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản….
5. Hoạt động Nghiên cứu
khoa học và chế tạo thiết bị:
- Giảng viên, Sinh viên Khoa tích
cực tham gia Nghiên cứu khoa học, chế tạo thiết bị và đạt nhiều thành
tích cao, thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp trường.
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề cho
giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Tổ chức giảng viên học tập tại xưởng
để khai thác thiết bị mới phục vụ công tác chuyên môn
- Tham gia các lớp tập huấn: Phát triển
xây dựng chương trình, giáo trình; xây dựng học liệu đa phương tiện; bảo trì
thiết bị công nghiệp; CNC…
Một số hình ảnh hoạt động
1. PHAN THẾ NHÂN TRƯỞNG KHOA
2.
NGUYỄN ÁNH VÂN HÀ PHÓ TRƯỞNG
KHOA
3.
HÀ ANH HUY GIẢNG
VIÊN
4.
PHAN TRƯỜNG NGÂN GIẢNG
VIÊN
5.
HOÀNG
VĂN MẠNH GIẢNG VIÊN
6.
TRƯƠNG THỊ NGỌC LOAN GIẢNG VIÊN
7.
PHẠM HOÀI NAM GIẢNG
VIÊN