Điều khiển tàu biển

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Mã Ngành/Nghề: 5840110
  • Thời gian đào tạo: 1.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số  820/QĐ- CĐHHII, Ngày 09 tháng 09 năm 2022 

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên nghề: Điều khiển tàu biển

Mã nghề: 5840110

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.

Thời gian đào tạo: 1.5 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

          Chương trình đào tạo nghề Điều khiển tàu biển trình độ Trung cấp nhằm trang bị cho người học có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nghề Điều khiển taù biển. Tạo khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực Điều khiển tàu biển, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được quy định tại các mục:  A-II/3; A-II/4; A-II/5 Bộ luật STCW 78/2010, của Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên cũng như đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 4 theo khung năng lực quốc gia của Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức

- Kiến thức:

- Giải thích được các nội dung cơ bản về luật pháp và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia khi hoạt động khai thác tàu tại vùng biển quốc tế và nước ngoài;

- Mô tả được các loại dây được sử dụng trên tàu biển và trình bày được cách sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng các loại dây đó;

- Trình bày được về kỹ thuật gõ gỉ, kỹ thuật bảo quản thiết bị trên boong, bảo quản vỏ tàu;

- Trình bày được công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu, công tác lái tàu và công tác cảnh giới trong khi điều động tàu;

- Trình bày được công tác trực ca để duy trì ca trực an toàn;

- Mô tả được trình tự xác định phương hướng trên biển, vị trí tàu và lập kế hoạch tuyến đường, xác định sai số la bàn bằng địa văn;

- Trình bày được về hàng hoá vận tải biển để triển khai việc làm hàng, chằng buộc, cố định hàng hóa;

- Trình bày được về cách thu bản đồ, bản tin thời tiết và các thông tin khí tượng hàng hải;

- Giải thích được một số nội dung liên quan về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để dẫn tàu an toàn;

- Mô tả được các phương pháp hỗ trợ để điều động tàu trong mọi điều kiện;

- Trình bày được các biện pháp thực hiện khi gặp tình hướng nguy cấp xảy ra;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2 Kỹ năng

- Thực hiện được các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

- Lập được kế hoạch công việc bảo quản, bảo dưỡng cho bộ phận boong;

- Thực hiện được công tác thủy nghiệp, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị ngành boong và vỏ tàu;

- Xác định được vị trí tàu trong các điều kiện khác nhau bằng Địa văn, La bàn từ, trang thiết bị Hàng hải, ứng dụng các phương tiện, công cụ hiện đại trong xác định vị trí tàu và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng được thiết bị thu các bản tin thời tiết;

- Vận hành, khai thác, bảo dưỡng được các trang thiết bị Hàng hải như: radar, máy thu GPS, la bàn từ, la bàn điện, máy đo sâu, tốc độ kế, máy lái tự động, các hệ thống báo động, báo động an ninh, thiết bị thông tin lên lạc … để dẫn tàu an toàn trong mọi tình huống;

- Dẫn tàu được trên biển trong điều kiện ngoại cảnh bình thường;

- Hỗ trợ điều động được tàu ra vào cầu, neo tàu, buộc tàu cũng như hành hải an toàn trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều khiển từ xa được các hoạt động của buồng lái, hệ thống động lực máy;

- Thực hiện được các thủ tục, quy trình, công việc trực ca buồng lái, trực ca khi tàu neo, tàu làm hàng;

- Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;

- Tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;

- Thực hiện được thủ tục xuất, nhập cảnh khi tàu chạy tuyến quốc tế;

- Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ trong tình huống nguy cấp;

- Thực hiện được các quy trình của Hệ thống quản lý an toàn của chủ tàu;

- Thực hiện được nhiệm vụ an ninh trên tàu;

- Vận dụng được Bộ luật Hàng hải, các công ước Quốc tế về Hàng hải để thực hiện nhiệm vụ theo chức danh trên tàu;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3 Thái độ và hành vi

- Chính trị, pháp luật:

          + Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Viêt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân, biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;

          + Có kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam khi tham gia hoạt động ở Việt nam, luật pháp và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia khi tham gia hoạt động khai thác tàu tại vùng biển quốc tế và nước ngoài.

- Đạo đức, tác phong công nghiệp:

          + Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao;

          + Có tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần tập thể và sáng tạo trong lao động;

          + Có tác phong lao động công nghiệp, có kỷ luật và trách nhiệm trong công việc, có kỹ năng mềm trong hoạt động hàng hải, biết tổ chức và phối hợp làm việc theo nhóm, có khả năng làm việc tốt trong môi trường lao động đa văn hóa, đa quốc tịch trên tàu.

- Thể chất và quốc phòng:

          + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp, có bản lĩnh của người đi biển để có thể công tác lâu dài trên tàu biển;

          + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng- An ninh.

1.3. Vị trí, việc làm sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thủy thủ trực ca OS;

- Thủy thủ trực ca AB;

- Thủy thủ phó;

- Thủy thủ trưởng;

- Thuyền phó 3 hạng tàu dưới 500GT;

- Thuyền phó 2 hạng tàu dưới 500 GT;

- Đại phó hạng tàu dưới 500GT;

- Thuyền trưởng hạng tàu dưới 500GT

2. Khối lương kiến thức và thời gian của khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 24

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 55 tín chỉ trong đó 54 tín chỉ bắt buộc và 1 tín chỉ tự chọn;

- Khối lượng các môn học, mô đun chung/ đại cương: 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1247 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 445 giờ; Thời gian học thực hành, thực tập, thí nghiệm, thảo luận: 887 giờ; thời gian kiểm tra 56 giờ.

3. Nội dung chương trình:

MH/MĐ

Tên Môn học/Mô đun

Số

tín chỉ

Thời gian đào tạo

(giờ)

Tổng

số

Trong đó

thuyết

TH/TT/

TN/BT/

T.Luận

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

11

255

94

148

13

MH 01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MĐ 03

Giáo dục thể chất

0

30

4

24

2

MĐ 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

45

21

21

3

MĐ 05

Tin học

2

45

15

29

1

MĐ 06

Tiếng Anh cơ bản

6

90

30

56

4

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

47

1247

380

824

43

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

2

48

16

30

2

MH07

Ổn định tàu

2

48

16

30

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

44

1169

364

764

41

MH08

Hàng hoá vận tải biển 1

3

45

43

0

2

MĐ09

An toàn lao động hàng hải

3

80

29

49

2

MĐ10

Thủy nghiệp

3

100

20

77

3

MĐ11

Vận hành, bảo quản thiết bị trên boong

3

80

20

57

3

MĐ12

Mô phỏng lái tàu

3

80

22

54

4

MĐ13

Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 1

3

100

40

56

4

MH14

Trực ca thủy thủ

3

45

30

13

2

MH15

Bảo vệ môi truờng biển

2

45

15

28

2

MĐ16

Địa văn hàng hải 1

3

80

20

57

3

MĐ17

COLREG 72

2

48

16

30

2

MĐ18

Thiêt bị hàng hải 1

3

80

20

57

3

MH19

Luật hàng hải

4

60

57

0

3

MĐ20

Thông tin hàng hải

2

48

16

30

2

MĐ21

Điều động tàu 1

2

48

16

30

2

MĐ22

Thực tập tốt nghiệp

5

230

0

226

4

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

1

30

0

30

0

MĐ23

Chuyên đề một số kỹ năng làm việc trên tàu

1

30

0

30

0

MĐ24

Chuyên đề quản lý an toàn tàu

1

30

0

30

0

Tổng cộng

58

1502

474

972

56

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

          Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hoạt động đoàn, thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ thăm quan …vv được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, rèn luyện sức khỏe mở mang kiến thức, giao lưu học hỏi …vv.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hoá, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

 - Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

- Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

- Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

- Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

- Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian kiểm tra thi hết môn học, mô đun theo hướng dẫn cụ thể của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

4.5. Các lưu ý khác:

          Phương pháp dạy học, đánh giá được thực hiện theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội;

          Bố trí trình tự giảng dạy các môn học, mô đun theo điều kiện tiên quyết và theo nhu cầu người học;

          Các môn học được bố trí tại phòng học lý thuyết theo đơn vị giờ học lý thuyết, mỗi giờ gồm 45 phút, các mô đun được bố trí tại các phòng thực hành và phòng mô phỏng tương ứng theo giờ học thực hành hoặc tích hợp, mỗi giờ gồm 60 phút;

          Các môn học chuyên đề được tổ chức mời các chuyên gia hoặc các thuyền trưởng có kinh nghiệm theo chuyên đề giảng dạy;

          Mô đun Thực tập tốt nghiệp được bố trí trên tàu huấn luyện hoặc các tàu của các công ty đối tác.

 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC