Điện công nghiệp

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6520227
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ-CĐHHII ngày 09 tháng 9 năm 2022

 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 6520227

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1.      Mục tiêu đào tạo:

1.1 Mục tiêu chung

- Có thể đảm nhiệm vai trò, chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện.

- Tham gia thiết kế, lắp đạt, vạn hành, bảo trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các  thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà

1.2 Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.     Kiến thức nghề:

- Trình bày được những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;

- Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

- Nêu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;

- Phân tích được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;

- Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;

- Trình bày được các khái niệm về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;

- Trình bày được phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

- Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...;

- Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;

- Trình bày được nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện;

- Nhận dạng được các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện;

- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;

- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;

- Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;

- Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;

- Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;

- Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;

- Trình bày được các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;

- Trình bày được cấu trúc và nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển giám sát SCADA (Supervision Control And Data Acquisition) trong công nghiệp;

- So sánh được ưu nhược điểm của bộ điều khiển PLC với các hệ thống;

- Mô tả được cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các loại PLC khác nhau;

- Phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;

- Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại mạng truyền thông công nghiệp;

- Trình bày được nội dung cơ bản trong cơ sở kỹ thuật truyền thông: Chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, mã hóa bit, kỹ thuật truyền dẫn;

- Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ thống mạng;

- Trình bày được các đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số hệ thống bus tiêu biểu: Profibus, CAN, Modbus, Interbus, AS-i, Ethernet;

- Phân tích được các loại bản vẽ thiết kế, lắp đặt của các hệ thống điện;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2.  Kỹ năng nghề:

- Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

- Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

- Lắp đặt thành thạo các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;

- Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;

- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và sơ, cấp cứu được người bị điện giật đúng phương pháp;

- Xác định và phân loại được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;

- Tính chọn được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;

- Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;

- Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

- Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;

- Vẽ và phân tích được sơ đồ dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;

- Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;

- Tính toán thông số, quấn được dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;

- Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;

- Xác định và sửa chữa được các hư hỏng của thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;

- Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;

- Xây dựng và kiểm soát được hệ thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;

- Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;

- Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;

- Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài...và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, lò điện...;

- Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;

- Sửa chữa, thay thế được các mạch điện cảm biến;

- Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;

- Tính, chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;

- Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;

- Tính, chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;

- Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;

- Hàn và tháo lắp thành thạo các mạch điện tử;

- Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;

- Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;

- Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;

- Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ…;

- Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định;

- Lập được kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;

- Thiết kế được các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;

- Lập trình điều khiển giám sát được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;

- Tháo, lắp được bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần tử;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề

1.2.3.  Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+       Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Luật lao động;

+       Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+       Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

+       Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị;

+       Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;

+       Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+   Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+   Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật;

+   Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.

2.2.3.  Các kỹ năng khác:

-   Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống, phân tích công việc.

-  Tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với xu thế phát triển của công nghệ ngày càng cao của khoa học kỹ thuật.

1.3 Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

-  Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện dân Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp đặt hệ thống điện công trình;

- Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;

- Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;

- Bảo trì hệ thống cung cấp điện;

- Lắp đặt tủ điện;

- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;

- Lắp đặt hệ thống tự động hóa;

- Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;

- Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;

- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo;

- Lắp đặt mạch máy công cụ;

- Sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS);

- Kinh doanh thiết bị điện

    2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

-         Số lượng môn học, mô đun: 36

-         Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 2490 giờ

-         Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ

-         Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2055 giờ

-         Khối lượng lý thuyết: 762 giờ; thực hành 1728 giờ

3        Nội dung chương trình

 

 

MH/

MĐ/ HP

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian học tập (giờ)

 Số tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ TN/bài tập/ TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

18

435

157

255

23

 

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

 

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

 

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

75

36

35

4

 

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

 

MH 06

Tiếng anh

8

120

42

72

6

 

II

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

73

2055

605

1375

75

 

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

20

495

200

273

22

 

MH 07

Vẽ điện

2

30

20

8

2

 

MH 08

Autocad

3

45

30

12

3

 

MH 09

An toàn điện

2

30

20

8

2

 

MĐ 10

Máy điện

2

60

20

38

2

 

MĐ 11

Đo lường điện và cảm biến

3

90

20

67

3

 

MĐ 12

Điện tử công suất

2

60

25

33

2

 

MĐ 13

Anh văn chuyên ngành

2

60

25

31

4

 

MĐ 14

Thực tập cơ bản

4

120

40

76

4

 

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

44

1335

345

946

44

 

MĐ 15

Kỹ thuật lắp đặt điện

2

60

20

38

2

 

MĐ16

Điều khiển khí nén

2

60

20

38

2

 

MĐ 17

Kỹ thuật số

2

60

20

38

2

 

MĐ 18

Truyền động điện

2

60

20

38

2

 

MĐ 19

Kỹ thuật điều khiển động cơ

2

60

20

38

2

 

MĐ 20

Trang bị điện

3

90

20

67

3

 

MH 21

Kỹ thuật điện lạnh

3

45

30

12

3

 

MĐ 22

Cung cấp điện

2

60

20

38

2

 

MĐ 23

Khai thác trạm phát điện

2

60

20

38

2

 

MĐ 24

Vi điều khiển

2

60

15

43

2

 

MĐ 25

Kỹ thuật lập trình

2

60

15

43

2

 

MĐ 26

PLC – SCADA

3

90

30

57

3

 

MĐ 27

Quấn dây máy điện

2

60

15

43

2

 

MĐ 28

Điều khiển lập trình biến tần

2

60

15

43

2

 

MĐ 29

Mạng truyền tải và phân phối điện

2

60

15

43

2

 

MĐ 30

Quấn dây máy điện nâng cao

3

90

30

57

3

 

MH 31

Kỹ thuật chiếu sáng

2

30

20

8

2

 

MĐ 32

Thực tập tốt nghiệp

6

270

 

264

   6

 

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

9

225

60

156

9

 

MĐ 33

Điều khiển bảo vệ hệ thống điện

 

2

 

60

 

15

 

43

 

2

 

MH 34

Lý thuyết điều khiển tự động

3

45

15

27

3

 

MĐ 35

Mạng truyền thông công nghiệp

2

60

15

43

2

 

MĐ 36

Đo lường và điều khiển

2

60

15

43

2

 

Tổng cộng

91

2490

762

1630

98

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

     -  Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan một số công ty vận tải biển phù hợp với nghề đào tạo;

     - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:

Số

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5h ÷ 6h; 17h ÷ 18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19h ÷ 21h vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Vào các ngày trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn TNCSHCM tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

     Theo quy định chung của nhà trường

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết chuyên môn; Thực hành.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành 4.5. Các chú ý khác

- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình dạy nghề đã được phê duyệt;

- Mô đun thực tập cơ bản được thực hiện tại các phòng thực hành tại xưởng Xưởng trường;

-  Mô đun Mô phỏng được thực hiện tại các phòng mô phỏng.

                       


 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC