Chế tạo máy (Cắt gọt kim loại)

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6520121
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

 

 

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 466/QĐ-CĐHHII ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải II)

¾¾¾¾¾¾¾¾¾

 

Tên ngành, nghề: Cắt gọt kim loại

Mã nghề: 6520121

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

 

1.   MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1  Mục tiêu chung:

        - Đào tạo người lao động có phẩm chất đạo đức, có ý thức về chính trị, có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng thực hành và nghiên cứu nghề Cắt gọt kim loại, có khả năng ứng dụng các kiến thức được đào tạo ở trình độ cao đẳng vào các hoạt động sản xuất trong các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất.

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Kiến thức:

- Phân tích được các ký hiệu vật liệu cơ bản: gang, thép, các loại hợp kim;

- Phân tích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép, sơ đồ lắp ghép, chuỗi kích thước;

- Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy công cụ: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - xọc, máy mài, máy tiện CNC, máy phay CNC, máy xung, máy cắt dây...;

- Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu làm dụng cụ cắt (dao, đá mài, vật liệu gia công kim loại và phi kim loại), đặc tính nhiệt luyện các loại thép các bon thường, thép hợp kim và thép làm dao tiện, phay, bào, mũi khoan, mũi doa, đục, giũa... sau khi nhiệt luyện;

- Trình bày được đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vị trí tương quan, độ nhám bề mặt, chuỗi kích thước;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng kĩ thuật, phạm vi ứng dụng của các dụng cụ đo, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại thước cặp, panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, đồng hồ đo lỗ...;

- Phân tích được kết cấu của các chi tiết, các cụm máy và xích truyền động của máy;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, công dụng, cách sử dụng một số loại dụng cụ điện dùng trong máy công cụ;

- Mô tả được các quy tắc, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, quy trình 5S cho cơ sở sản xuất, các biện pháp nhằm tăng năng suất;

- Phân tích được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng, bảo quản các dụng cụ (gá, cắt, kiểm tra...) trên các loại máy công cụ;

- Trình bày được các phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy mài, máy doa, máy khoan, máy gia công tia lửa điện ... biết các dạng sai hỏng, nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh;

- Trình bày được quy trình công nghệ gia công các chi tiết theo yêu cầu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định..

1.2.2 Kỹ năng:

- Vẽ được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng yêu cầu kỹ thuật trên phần mềm vẽ kỹ thuật và gia công được chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Chuyển được thành thạo các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay;

- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều loại máy công cụ như: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, máy tiện CNC, máy phay CNC;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đo;

- Mài được thành thạo các loại dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Phát hiện và sửa chữa được các dạng sai hỏng thông thường của máy, đồ gá. Bảo dưỡng được các thiết bị công nghệ cơ bản;

- Gia công được các chi tiết máy định hình trên máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, máy tiện CNC, máy phay CNC;

- Lập được quy trình công nghệ để gia công một sản phẩm;

- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;

- Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch, thực hiện quy trình 5S;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 1.2.3 Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định tại nơi làm việc;

- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc được phân công;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;

- Chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tác phong công nghiệp;

- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Gia công trên máy tiện vạn năng;

- Gia công trên máy tiện CNC;

- Gia công trên máy phay vạn năng;

- Gia công trên máy phay CNC;

- Gia công trên máy bào, xọc;

- Gia công trên máy mài;

- Gia công trên máy doa vạn năng;

- Gia công trên máy xung và trên máy cắt dây;

- Bảo dưỡng hệ thống công nghệ cơ bản;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:

            - Số lượng môn học, mô đun: 35

            - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa  học:96 tín chỉ (2515 giờ)

            - Khối lượng các  môn học chung/ đại cương:  435 giờ

            - Khối lượng học các môn học, mô đun chuyên môn: 2065  giờ

      -  Khối lượng lý thuyết: 671 giờ; Thời gian học thực hành: 1.320 giờ, Kiểm tra: 74 giờ

Mã MH, MĐ/HP

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ Thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung

19

435

157

258

20

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

3

75

36

35

4

MH 05

Tin học

2

75

15

58

2

MH 06

Tiếng Anh

5

120

42

75

3

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

77

2065

671

1320

74

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

18

285

200

71

14

MH 07

Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp

2

30

25

3

2

MH 08

Vẽ kỹ thuật cơ khí

3

60

30

28

2

MH 09

Cơ kỹ thuật

4

60

45

13

2

MH 10

Dung sai và lắp ghép

2

30

22

6

2

MH 11

Vật liệu cơ khí

2

30

28

0

2

MH 12

Nguyên lý - Chi tiết máy

3

45

30

13

2

MH13

Kỹ năng mềm

2

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

59

1795

456

1279

60

MĐ 14

Kỹ thuật nguội

3

90

15

73

2

MĐ 15

Kỹ thuật hàn cơ bản

3

90

15

73

2

MĐ 16

Kỹ thuật đo lường

1

30

5

23

2

MĐ 17

Gia công chế tạo phôi

2

60

5

53

2

MH 18

Nguyên lý cắt

3

45

35

8

2

MH 19

Máy cắt kim loại

3

45

30

12

3

MH 20

Thiết kế CAD cơ bản

1

45

35

8

2

MH 21

Công nghệ chế tạo máy

4

60

45

12

3

MĐ 22

Bảo trì máy công cụ

2

60

13

45

2

MH 23

Trang bị điện trên máy cắt kim loại

3

45

35

8

2

MĐ 24

Tiện cơ bản

3

120

20

96

4

MĐ 25

Tiện nâng cao (*)

3

120

20

96

4

MĐ 26

Phay cơ bản

3

120

20

96

4

MĐ 27

Phay nâng cao (*)

3

120

15

101

4

MĐ 28

Tiện CNC cơ bản

3

90

20

66

4

MĐ 29

Phay CNC cơ bản (*)

3

90

20

66

4

MĐ 30

Công nghệ CAD/CAM-CNC

3

90

30

55

5

MH 31

Khí nén - Thủy lực

3

60

30

27

3

MĐ 32

Đồ án Công nghệ chế tạo máy

1

45

0

45

0

MĐ 33

Gia công trên máy mài (*)

3

90

20

66

4

MH 34

Hệ thống sản xuất linh hoạt

2

30

28

0

2

MĐ 35

Thực tập tốt nghiệp

6

250

0

250

0

Tổng cộng

96

2515

813

1608

94

  

   -  Thời gian khóa học: 2,5 năm

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Các mô đun được gắn dấu (*) là các mô đun có thể được tổ chức học tập ở ngoài doanh nghiệp.

4. Kế hoạch đào tạo:

 

Mã MH, MĐ/HP

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Tên môn học/mô đun học trước (a);

Học song hành (b)

Ghi chú

I.

Học kỳ 1

16

 

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

 

 

MH 05

Tin học

3

 

 

MH 07

Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp

2

 

 

MH 08

Vẽ kỹ thuật cơ khí

4

 

 

MH 11

Vật liệu cơ khí

2

 

 

MH13

Kỹ năng mềm

2

 

 

MĐ 14

Kỹ thuật nguội

3

MH07(b)

 

II.

Học kỳ II

26

 

 

MH 01

Chính trị

5

 

 

MH 02

Pháp luật

2

 

 

MH 03

Giáo dục thể chất

0

 

 

MH 09

Cơ kỹ thuật

4

 

 

MH 10

Dung sai và lắp ghép

2

 

 

MH 19

Máy cắt kim loại

3

 

 

MĐ 15

Kỹ thuật hàn cơ bản

3

 

 

MĐ 16

Kỹ thuật đo lường

1

 

 

MĐ 17

Gia công chế tạo phôi

2

 

 

MĐ 24

Tiện cơ bản

4

MĐ 17 (a);

MĐ 16 (a)

 

III.

Học kỳ 3

 

 

 

MH 06

Ngoại Ngữ (Anh văn)

30

 

 

MH 18

Nguyên lý cắt

8

 

 

MH 12

Nguyên lý - Chi tiết máy

4

 

 

MH 20

Thiết kế CAD cơ bản

3

 

 

MH 21

Công nghệ chế tạo máy

3

 

 

MĐ 22

Bảo trì máy công cụ

4

 

 

MH 23

Trang bị điện trên máy cắt kim loại

2

 

 

MĐ 25

Tiện nâng cao (*)

3

MĐ 24 (a)

 

IV.

Học kỳ 4

4

 

 

MĐ 26

Phay cơ bản

26

 

 

MĐ 27

Phay nâng cao (*)

4

MĐ 26 (a)

 

MĐ 28

Tiện CNC cơ bản

4

 

 

MĐ 29

Phay CNC cơ bản (*)

3

MĐ 28 (a)

 

MĐ 30

Công nghệ CAD/CAM-CNC

3

 

 

MH 31

Khí nén - Thủy lực

3

 

 

MH 32

Đồ án Công nghệ chế tạo máy

4

 

 

MĐ 33

Gia công trên máy mài (*)

2

 

 

V.

Học kỳ 5

3

 

 

MĐ 34

Hệ thống sản xuất linh hoạt

7

 

 

MĐ 35

Thực tập tốt nghiệp

2

 

 

Tổng cộng

105

 

 

 

5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO :

5.1. Các môn học chung bắt buộc:

            Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện

  5.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm, thực tập tại các cơ sở sản xuất;

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

5.2 Hướng dẫn tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:

- Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun thực hiện theo kế hoạch của nhà trường

- Nội dung kiểm tra: nằm trong mô đun, môn học

- Kiểm tra, đánh giá kết quả theo quy chế hiện hành.

 5.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp, Thực hành nghề nghiệp

     

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải thi làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

5.4. Các chú ý khác:

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

- Các môn học gắn dấu (*) có thể được học tại Doanh nghiệp

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung thêm những MĐ, Môn học còn thiếu trong chương trình cao đẳng.

- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình cao đẳng như sau:

+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.

+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :

* Một giờ học thực hành là 60 phút ; một giờ học lý thuyết là 45 phút.

* Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học.

* Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.

+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 7 tuần./.

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC