Khai thác máy tàu thủy

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Mã Ngành/Nghề: 652012
  • Thời gian đào tạo: 1.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương

 

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số  820/QĐ- CĐHHII, Ngày 09 tháng 09 năm 2022 

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên nghề: Khai thác máy tàu thủy

Mã nghề: 5840112                                                                         

Trình độ đào tạo: Trung cấp                          

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.

Thời gian đào tạo: 1.5 năm

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng Trung cấp

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

     Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học các kiến thức kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong phạm vi của nghề  Khai thác máy tàu thủy; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề Khai thác máy tàu thủy, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp trong nghề Khai thác máy tàu thủy, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc Khai thác máy tàu thủy. Đồng thời đáp ứng  các quy định về tiêu chuẩn năng lực tại mục A-III/4, A-III/5 của bộ luật STCW 78/2010.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

     - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống máy tàu thủy;

     - Mô tả được điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị trong hệ thống máy tàu thủy để khai thác có hiệu quả và an toàn;

     - Giải thích được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ liên quan đến thiết bị kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng tàu thủy;

     - Thuyết trình được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị tàu thủy t huộc bộ phận máy quản lý;

     - Giải thích được chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu thủy theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt nam;

     - Giải thích được các quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Cục Hàng hải Việt Nam về An toàn cho người đi biển, bảo vệ môi trường biển;

     - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành, khai thác động cơ Diesel và các máy móc, thiết bị phụ tàu thủy;

     - Giải thích được nội dung các quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa, kiểm tra điều chỉnh máy móc, thiết bị trong các hệ thống máy tàu thủy;

     - Trình bày được cách sử dụng các phần mềm mô phỏng ngành khai thác máy;

     - Trình bày được cách sử dụng các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy;

     - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Về kỹ năng

     - Tổ chức được làm việc theo nhóm và hướng dẫn các thợ máy tàu thủy có trình độ nghề thấp hơn (trình độ sơ cấp);

     - Tổ chức sản xuất theo nhóm;

     - Thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của thợ máy (trực ca, bảo dưỡng -sửa chữa);

     - Vận hành chuẩn xác theo các quy trình hướng dẫn vận hành cho các máy, tổ hợp và các hệ thống cụ thể mà bộ phận máy tàu đảm nhiệm;

     - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nghề;

     - Bảo dưỡng, sửa chữa đúng kỹ thuật máy móc, thiết bị máy tàu thủy;

     - Đánh giá với độ chính xác cao tình trạng kỹ thuật của từng cụm, chi tiết trong các hệ thống máy tàu thủy để khai thác chúng an toàn, hiệ u quả cao;

     - Xác định được nguyên nhân và vị trí hư hỏng. Tổ chức xử lý sự cố trong khai thác (vận hành, sửa chữa) máy tàu thủy;

     - Thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

     - Sử dụng được các phần mềm mô phỏng ngành khai thác máy;

     - Vận hành,khai thác được các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy;

     - Thực hiện được các biện pháp an toàn, vệ sinh công nghiệp trên tàu thủy;

     - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

     - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm

     - Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

     - Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ tài sản, tiết kiệm vật liệu, vật tư, đấu tranh chống lại sai phạm;

     - Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu thủy (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

     - Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

     - Có ý thức an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

     Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

     - Khai thác thiết bị hệ động lực chính tàu thủy;

     - Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;

     - Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu thủy;

     - Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;

     - Trực ca buồng máy;

     - Nhận và quản lý vật tư, nhiên liệu;

     - Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

     - Số lượng môn học, mô đun: 21;

     - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 1425 giờ;

     - Khối lượng các môn học chung: 255 giờ;

     - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1170 giờ;

     - Khối lượng lý thuyết: 441 giờ; Thực hành, thực tập: 916 giờ, Thi, Kiểm tra:68 giờ.

     - Thời gian khóa học: 1.5 năm

 

3. Nội dung chương trình

 

Mã  MĐ, MH

Tên mô đun, môn học

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/thực tập/TN/BT/TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

11

255

94

148

13

MH 01

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH 03

Giáo dục thể chất

0

30

4

24

2

MH 04

Giáo dục QP - An ninh

0

45

21

21

3

MH 05

Tin học

2

45

15

29

1

MH 06

Tiếng Anh

6

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

42

1170

347

768

55

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

5

105

30

69

6

MH 07

Vẽ kỹ thuật

2

30

20

8

2

MĐ 08

Thực tập xưởng cơ khí 1

3

75

10

61

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

35

1020

299

676

45

MH 09

Tiếng Anh chuyên ngành 1

4

90

45

41

4

MĐ 10

HT Tự động tàu thuỷ

3

75

35

36

4

MĐ 11

Động cơ Diessel 1

3

75

20

52

3

MH 12

Trang trí hệ động lực TT

2

30

28

0

2

MĐ 13

Điện tàu thuỷ

2

60

20

36

4

MĐ 14

Máy phụ 1

3

90

24

62

4

MĐ 15

Sửa chữa máy tàu thủy 1

3

75

20

50

5

MĐ 16

Nồi hơi, tua bin tàu thuỷ

2

60

20

36

4

MH 17

Luật - An toàn máy HH

3

45

42

0

3

MĐ 18

Thiết bị trao đổi nhiệt

2

60

20

36

4

MĐ 19

Thực tập thợ máy 1

2

90

10

78

2

MĐ 20

Thực tập thợ máy 2

6

270

15

249

6

II.3

Các môn học, mô đun tự chọn

2

45

18

23

4

MH 21

Kỹ năng mềm

2

45

18

23

4

MH 22

Thủy lực và máy thủy lực

2

60

20

36

4

MĐ 23

Tin học ứng dụng

2

60

20

36

4

Tổng cộng

53

1425

441

916

68

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

     -  Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan một số công ty vận tải thủy phù hợp với nghề đào tạo;

     - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:

 

STT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5h ÷ 6h; 17h ÷ 18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19h ÷ 21h vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Vào các ngày trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn TNCSHCM tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

     - Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun thực hiện theo kế hoạch của Nhà trường.

     - Nội dung kiểm tra: nằm trong mô đun, môn học

     - Kiểm tra, đánh giá kết quả theo quy chế hiện hành

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

4.5. Các chú ý khác

- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình dạy nghề đã được phê duyệt

- Mô đun thực tập cơ bản được thực hiện tại các phòng thực hành tại Xưởng trường.

 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC