Công nghệ kỹ thuật cơ khí

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Mã Ngành/Nghề: 5510201
  • Thời gian đào tạo: 1.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương

 

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 (Ban hành theo quyết định số:    /QĐ-CĐHHII, ngày    tháng    năm 2022

 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng Hải II)

 

Tên ngành, nghề                 : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Mã ngành, nghề                  : 5510201

Trình độ đào tạo                 : Trung cấp

Hình thức đào tạo              : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh         : Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo               : 1,5 năm.

1.   MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1 Mục tiêu chung:

Người  học sau khi tốt nghiệp ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí trình độ trung cấp có đủ năng lực và phẩm chất sau:

-         Có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

-         Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

-         Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân.

-         Có tinh thần cầu tiến, biết hợp tác và làm việc nhóm tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và giao tiếp xã hội.

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1  Kiến thức:

- Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, của các máy công cụ điển hình;

- Trình bày được các phương pháp chế tạo, lắp ráp, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị cơ khí;

- Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của các vật liệu sử dụng trong cơ khí và gia công kim loại;

- Trình bày được đặc điểm, phạm vi sử dụng, phương pháp sử dụng, sửa chữa, bảo quản các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường trong chế tạo cơ khí;

- Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;

- Trình bày được cấu trúc, chức năng phần cứng, phần mềm, phương pháp sử dụng, khai thác của máy tính và hệ thống mạng máy tính;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

1.2.2  Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, thực hiện lập kế hoạch chế tạo, kiểm tra, lắp ráp sản phẩm cơ khí;

- Xây dựng được qui trình công nghệ gia công, vận hành thành thạo máy công cụ vạn năng và máy công cụ CNC trong chế tạo sản phẩm cơ khí;

- Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường và kiểm tra, thực hiện có hiệu quả quá trình kiểm tra sản phẩm cơ khí;

- Lựa chọn phương pháp, sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị, thực hiện có hiệu quả các công việc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì các thiết bị cơ khí;

- Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;

- Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, có kiến thức về luật sở hữu trí tuệ, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;

- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

1.3.           Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;

- Gia công trên máy tiện, phay CNC;

- Kiểm tra sản phẩm cơ khí;

- Lắp ráp sản phẩm cơ khí;

- Lắp đặt và bảo trì máy công cụ

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

-      Số lượng môn học, mô đun: 20

-      Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 48 tín chỉ ( 1485 giờ)

-      Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

-      Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1230 giờ

-      Khối lượng lý thuyết: 333 giờ; Thực hành, thực tập: 846 giờ, Kiểm tra: 51 giờ

3. Nội dung chương trình

STT

Mã MĐ, MH

Tên mô đun, môn học

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

11

255

94

148

13

1

MH 01

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

3

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

45

21

21

3

5

MH 05

Tin học

1

45

15

29

1

6

MH 06

Tiếng Anh

4

90

30

56

4

II

Các môn học/modul đào tạo nghề

bắt buộc

37

1230

333

846

51

II.1

Các môn học/modul kỹ thuật cơ sở

11

255

138

105

12

7

MH7

An toàn lao động

2

30

25

3

2

8

MH8

Vẽ kỹ thuật

3

75

30

42

3

9

MH9

Autocad

3

60

27

30

3

10

MH10

Vật liệu cơ khí

2

30

28

0

2

11

MH 11

Dung sai - Kỹ thuật đo

3

60

28

30

2

II.2

Các môn học/modul chuyên môn nghề

26

975

195

741

39

12

MĐ12

Thực hành  tiện 1

3

120

30

85

5

13

MĐ13

Thực hành Mài tròn

2

60

12

45

3

14

MĐ14

Thực hành phay 1

3

120

15

100

5

15

MĐ15

Thực hành Mài phẳng

2

60

12

45

3

16

MĐ16

Tiện CNC

3

90

30

55

5

17

MĐ17

Phay CNC

3

90

30

55

5

18

MĐ18

CAD/CAM-MASTERCAM

2

60

15

40

5

19

MĐ19

Gia công tia lửa điện - EDM

1

45

13

30

2

20

MĐ20

Nguội - Hàn

3

90

30

56

4

21

MĐ21

Thực tập tốt nghiệp

5

240

8

230

2

TỔNG CỘNG

48

1485

427

994

64

 

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO :

 3.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

3.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

3.3 Hướng dẫn tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:

- Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun thực hiện theo kế hoạch của nhà trường

- Nội dung kiểm tra: nằm trong mô đun, môn học

- Kiểm tra, đánh giá kết quả theo quy chế hiện hành.

 3.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn lý thuyết chuyên môn, Thực hành nghề nghiệp

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết chuyên môn

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

 

Không quá 180 phút

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

 

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải thi làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

3.5. Các chú ý khác:

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình nêu trên để xây dựng chương trình trình độ sơ cấp (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

- Các môn học gắn dấu (*) có thể được học tại Doanh nghiệp

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ sơ cấp lên trung cấp, cần giảng dạy bổ sung thêm những MĐ, Môn học còn thiếu trong chương trình trung cấp.

- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình trung cấp như sau:

+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.

+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :

* Một giờ học thực hành là 60 phút ; một giờ học lý thuyết là 45 phút.

* Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học.

* Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.

+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 18 tuần./.

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC