Quản trị kinh doanh vận tải biển

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6340115
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương


CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ-CĐHHTPHCM II

ngày 09 tháng 09 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng Hải II)

¾¾¾¾¾¾¾¾


Tên nghề: Quản trị kinh doanh vận tải biển

Mã nghề: 6340115

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Hình thức đào tạo:  Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo: 2.5 Năm

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1,1. Mục tiêu chung: Nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế và kiến thức về khai thác tàu, khai thác cảng, đại lý tàu, giao nhận hàng, kế toán, tài chính và tổ chức quản lý lao động, marketing;

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Kiến thức:

             + Nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế và kiến thức về khai thác tàu, khai thác cảng, đại lý tàu, giao nhận hàng, kế toán, tài chính và tổ chức quản lý lao động, marketing;

          + Nắm được một số kỹ thuật hành chính về soạn thảo văn bản, sắp xếp hồ sơ công việc trong phần mình phụ trách;

          + Nắm được các nghiệp vụ tổ chức, quản lý kinh doanh khai thác trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vận tải;

          + Nắm được kiến thức về nghiệp vụ thuê tàu, khai thác tàu biển, luật hàng hải, công ước quốc tế, chính sách kinh tế - xã hội;

          + Hiểu biết các chính sách phát triển kinh tế và tình hình thị trường vận tải trong và ngoài nước;

         + Hiểu biết các chứng từ, hợp đồng liên quan đến vận tải, giao nhận hàng;

          + Nắm được công tác thống kê, kế toán tài chính , phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lập kế hoạch chuyến đi, kế hoạch điều động tàu, theo dõi quá trình tàu vận hành;

+ Quản lý hoạt động của tàu, đặc biệt là đội tàu biển;

+ Quản lý hoạt động của cảng sông, cảng biển đặc biệt là cảng biển được tiến hành trong mối quan hệ phức tạp và nhiều mặt với quốc tế;

+ Quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hải;

+ Thiết lập mối quan hệ với chủ hàng, người thuê tàu, đại lý, môi giới, cảng biển;

+ Phối kết hợp với các phòng ban chức năng có liên quan;

+ Đánh giá, phân tích được tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp;

+ Sử dụng một số chương trình vi tính, mạng thông dụng;

+ Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Cung cấp các thông tin liên quan cho các phòng ban có liên quan để hỗ trợ và quyết toán hiệu quả của hoạt động;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tế công tác và tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí công tác của mình.

-  Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số

môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền…;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc

1.3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng trực tiếp làm công tác:

+ Khai thác tàu theo các loại hình khai thác tàu chuyến hoặc tàu chợ;

+ Đại lý tàu, môi giới hàng hải;

+ Thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, giao nhận đường biển, kiểm kiện;

+ Lập kế hoạch, các phương án khai thác cảng, các phương án xếp dỡ, giải phóng tàu, điều độ ở cảng;

+ Tổ chức lao động tiền lương trong doanh nghiệp;

+ Thống kê kế toán, phân tích tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

+ Quản trị ở các bộ phận kinh doanh, marketing…; của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

-        Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

-        Khối lượng kiến thức và kỹ năng toàn khóa học: 2520 giờ

-        Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

-        Khối lượng các môn học/modul chuyên môn: 2085 giờ

-        Khối lượng lý thuyết: 967 h; Thực hành, thưc tập, thí nghiệm: 1477 giờ, Kiểm tra: 89 giờ.

-        Thời gian khóa học: 2.5 năm         


3. Nội dung chương trình

Mã MH /MĐ /HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH/ TT/ TN/ BT/ TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

18

435

167

255

23

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục QP - AN

0

75

36

35

4

MĐ 05

Tin học

3

75

25

58

2

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

II

Các môn học , mô đun đào tạo nghề bắt buộc

111

2085

800

1222

66

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

26

420

232

170

18

MH 07

Kinh tế chính trị

4

60

46

12

2

MH 08

Marketing căn bản

2

30

22

6

2

MH 09

Nguyên lý thống kê và thống kê vận tải

5

75

40

33

2

MH 10

Hàng hóa

2

30

22

6

2

MH 11

Nguyên lý kế toán

4

60

30

28

2

MH 12

Địa lý vận tải

2

30

15

13

2

MH 13

Quản trị học

2

30

22

6

2

MH 14

Soạn thảo văn bản

3

45

20

23

2

MĐ 15

Tin học ứng dụng

2

60

15

43

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

73

1485

476

972

40

MH 16

Kinh tế vi mô

3

45

25

18

2

MH17

Thanh toán quốc tế

3

45

25

18

2

MH18

Phân tích hoạt động kinh tế

3

45

30

13

2

MH19

Kinh tế vận tải

4

60

20

38

2

MH 20

Anh văn CN 1

6

90

48

38

4

MĐ21

Anh văn CN 2

6

90

42

44

4

MH 22

Quản trị nhân sự

3

45

28

15

2

MH23

Quản trị khai thác cảng

4

60

36

22

2

MH24

Quản trị khai thác đội tàu

4

60

36

22

2

MH25

Thương vụ vận tải

4

60

36

22

2

MH26

Đại lý vận tải & Giao nhận hang hóa

4

60

20

38

2

MH27

Quản trị logistics

4

60

38

20

2

MH28

Kỹ năng mềm

3

45

30

28

2

MH29

Quản trị marketing

3

45

30

13

2

MĐ 30

 Thực tập chuyên môn Khai thác cảng

2

45

0

43

2

MĐ31

Thực tập chuyên môn khai thác tàu 1

3

90

0

84

 6

MĐ32

Thực tập chuyên môn khai thác tàu 2

3

90

0

84

 6

MĐ33

Anh văn chuyên ngành 3

3

90

32

54

4

MĐ34

Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

358

2

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

12

180

92

80

8

MH35

Bảo hiểm hàng hải

3

45

23

20

2

MH36

Quản trị tài chính DN

3

45

23

20

2

MH37

Quản trị doanh nghiệp

3

45

23

20

2

MH38

Lý thuyết tài chính

3

45

23

20

2

TỔNG CỘNG

129

2520

967

1477

89

 

4.        Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Những môn học mang tính chất thực tế: học sinh tự tìm đơn vị để có số liệu thực tế, tham khảo tình hình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó làm bài báo cáo. (Số liệu có thể do giáo viên cung cấp, tùy theo môn học)

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Những môn học lý thuyết, tích hợp thì kiểm tra kết thúc môn theo các hình thức thi vấn đáp, viết (tùy theo môn học, mô đun). Riêng các môn thực hành thì kết thúc môn bằng hỏi báo cáo (thi vấn đáp)

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết chuyên môn; Thực hành

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

- Lý thuyết

Viết

Vấn đáp

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

Không quá 90 phút

2

- Thực hành

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành.

 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC