Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Mã Ngành/Nghề: 5510213
  • Thời gian đào tạo: 1.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐĂNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định 820/QĐ- CĐHHII ngày 09 tháng 09 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Nghề: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY

Mã nghề: 5510213                           

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên;

Thời gian đào tạo: 1,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ Trung cấp nhằm trang bị cho người học có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy. Tạo khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thủy, áp dụng các công nghệ kỹ thuật để triển khai thực hiện các công việc của một công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên của tổ sản xuất trong phân xưởng của các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, người học có thể làm việc tại các nhà máy đóng tàu, các công ty tư vấn thiết kế xây công trình thủy, các cơ quan quản lý về tàu biển như Đăng kiểm, công ty bảo hiểm, công ty đảm bảo an toàn hàng hải...

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức:

- Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng thân tàu;

- Xác định được các dạng kết cấu, vị trí lắp ghép từng kết cấu thân tàu;

- Trình bày được phương pháp phóng dạng tuyến hình thân tàu;

- Trình bày được phương pháp khai triển chi tiết kết cấu, tôn vỏ tàu;

- Mô tả được quy trình công nghệ đóng tàu tổng quát;

- Trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp lắp ráp và các sai lệch thường gặp trong quá trình lắp ráp thân tàu;

- Trình bày được quy trình gia công tôn vỏ và gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, cụm chi tiết kết cấu thân tàu;

- Nhận biết được quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Kỹ năng:

- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh được đường hình dáng thân tàu trên ba mặt phẳng hình chiếu;

- Khai triển được một số chi tiết kết cấu cơ bản, các tấm tôn vỏ tàu phẳng và cong một chiều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Vẽ được thảo đồ, chế tạo được các loại dưỡng và bệ khuôn cơ bản phục vụ cho công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;

- Gia công, lắp ráp được một số chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Xác định được giới hạn các sai lệch cho phép cho các kiểu lắp ráp trong quá trình đóng mới và sửa chữa vỏ tàu thủy;

- Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Thực hiện được công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Thái độ:

- Đáp ứng được đầy đủ các kiến thức phổ thông về tự nhiên về văn hóa xã hội và

pháp luật, phục vụ cho cuộc sống, công việc, nghề nghiệp và học tập nâng cao;

- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

- Có ý thức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc

- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng đáp ứng công việc;

   - Tự tin, tư duy năng động; nhanh nhẹn, hoạt bát trong giao tiếp nghề nghiệp và quan hệ giúp tăng hiệu quả công việc; có ý thức cao để hoà nhập, hợp tác và luôn sẵn sàng làm việc theo nhóm.

1.3. Vị trí công tác sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Gia công vỏ tàu thủy;

- Lắp ráp vỏ tàu thủy;

- Hạ thủy tàu.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng môn học, mô đun: 24

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 1550  giờ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1295 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 483 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 988 giờ; Kiểm tra: 79 giờ

- Thời gian khóa học: 1.5 năm

3. Nội dung chương trình

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Tín chỉ

Thời gian đào tạo(giờ)

Tổng

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung

11

255

94

148

13

MH 01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH 03

Giáo dục thể chất

0

30

4

24

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

0

45

21

21

3

MH 05

Tin học

2

45

15

29

1

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

6

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

51

1295

389

840

66

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

18

390

145

220

25

MH 07

Hình họa - Vẽ Kỹ thuật cơ khí

4

60

30

27

3

MH 08

Điện kỹ thuật

2

30

23

5

2

MH 09

Công nghệ  vật liệu

2

30

22

6

2

MH 10

Môi trường và con người

2

30

22

4

4

MĐ 11

Sử dụng thiết bị thường dùng trong nhà máy đóng tàu

2

60

16

40

4

MĐ 12

Hàn tàu

3

90

14

72

4

MĐ 13

Thực tập kỹ thuật  (nguội + gò tôn + cắt tôn)

3

90

18

66

6

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

33

905

244

620

41

MH 14

Lý thuyết  tàu

3

45

42

0

3

MH 15

Kết cấu tàu thuỷ

3

45

35

7

3

MH 16

Vẽ tàu

2

30

19

9

2

MH 17

Thiết bị tàu thuỷ

3

45

15

28

2

MĐ 18

Phóng dạng và khai triển kết cấu thân tàu

3

90

12

72

6

MĐ 19

Gia công, lắp ráp  chi tiết , cụm chi kết cấu thân tàu

4

120

34

81

5

MĐ 20

Gia công tôn vỏ

2

60

15

40

5

MĐ 21

Lắp ráp phân, tổng đoạn

4

120

24

90

6

MĐ 22

Công nghệ đóng mới tàu thủy

3

90

20

65

5

MĐ 23

Kỹ năng mềm

2

60

20

36

4

MĐ 24

Thực tập

4

200

8

192

0

 

TỔNG CỘNG

62

1550

483

988

79

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

     -  Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan một số công ty vận tải biển phù hợp với nghề đào tạo;

     - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:

Số

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5h ÷ 6h; 17h ÷ 18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19h ÷ 21h vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Vào các ngày trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn TNCSHCM tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

     Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo

4.3. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết chuyên môn; môn Thực hành.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

4.4. Các chú ý khác

- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình dạy nghề đã được phê duyệt;

- Mô đun thực tập cơ bản được thực hiện tại các phòng thực hành tại Xưởng trường;

 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC