Logistics

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6340113
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ-CĐHHII ngày 09 tháng 09 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải II)

¾¾¾¾¾¾¾¾

Tên nghề: Quản trị Logistics

Mã nghề: 6340113

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Hình thức đào tạo:  Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung: Nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế và kiến thức về ngành logistic, khai thác tàu, khai thác cảng, đại lý tàu, giao nhận hàng, kế toán, tài chính và tổ chức quản lý lao động, marketing;

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

- Xác định được nội dung và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động logistics;

- Cập nhật được các chính sách, quy định, quy tắc về logistics trong nước và quốc tế;

- Phân loại được các loại hình hoạt động logistics;

- Xác định được các tiêu chuẩn về an toàn lao động, an ninh hàng hóa;

- Trình bày được quy trình bàn giao ca, sử dụng nhật ký công việc;

- Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực logistics liên quan đến hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Phân tích được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Phân tích được đặc điểm, cách thức hoạt động của trang thiết bị, cơ sở vật chất trong logistics liên quan đến hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Mô tả được các loại hồ sơ/chứng từ trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Phân tích được các sự cố thường gặp trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

1.2.2 Kỹ năng:

- Ứng dụng được các quy tắc quốc tế (Incoterms, UCP,…) trong hoạt động logistics;

- Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại về an toàn lao động, an ninh hàng hóa;

- Thực hiện được công tác bàn giao ca, sử dụng nhật ký công việc;

- Sử dụng được các phần mềm phục vụ cho công việc hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Thực hiện được các quy trình trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Vận hành được thiết bị máy móc chuyên dụng trong dây chuyền hệ thống tự động trong kho, bãi;

- Giải thích được sơ đồ kho, sơ đồ bố trí, sắp xếp hàng hóa;

- Lập được kế hoạch tổ chức và kế hoạch công việc;

- Lập được báo cáo định kỳ theo quy định;

- Đọc và lập được các chứng từ sử dụng trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Giải quyết được các sự cố thường gặp trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3 Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có trách nhiệm công dân, chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo và tổ chức;

- Tự tin, chủ động trong xác định mục đích, yêu cầu công việc, cách thức thực hiện công việc;

- Tự đánh giá được kết quả công việc của bản thân và kết quả công việc của nhóm;

- Có khả năng thích nghi với những vấn đề phức tạp, trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

1.3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Hành chính logistics;

- Giao nhận hàng hóa;

- Xếp dỡ hàng hoá tổng hợp;

- Vận hành kho;

- Giám sát kho.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

-       Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39 môn học/ mô đun

-       Khối lượng kiến thức và kỹ năng toàn khóa học: 2550 giờ

-       Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

-       Khối lượng các môn học/modul chuyên môn: 2115 giờ

-       Khối lượng lý thuyết: 936 giờ; Thực hành, thưc tập, thí nghiệm: 1514 giờ, Kiểm tra: 100 giờ.

-       Thời gian khóa học: 2.5 năm       

3. Nội dung chương trình

Mã MH /MĐ /HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ TN/ BT/ TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

18

435

157

255

23

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

II

Các môn học , mô đun đào tạo nghề bắt buộc

113

2115

779

1259

77

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

25

405

208

177

20

MH 07

Kinh tế chính trị

4

60

40

16

4

MH 08

Bảo hiểm hàng hóa

3

45

20

23

2

MH 09

Kinh tế vi mô

3

45

25

18

2

MH 10

Hàng hóa

2

30

28

0

2

MH 11

Kinh tế vận tải

4

60

25

31

4

MH 12

Nguyên lý thống kê và thống kê vận tải

5

75

40

33

2

MH 13

Địa lý vận tải

2

30

15

13

2

MĐ 14

Tin học ứng dụng

2

60

15

43

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

71

1485

466

972

47

MH15

Tổ chức xếp dỡ

4

60

28

30

2

MH16

Đại lý vận tải & Giao nhận hang hóa

4

60

20

38

2

MH17

Nghiệp vụ ngoại thương

3

45

23

20

2

MH18

Pháp luật về kinh doanh logistics

3

45

23

20

2

MH19

Anh văn chuyên ngành 1

6

90

48

38

4

MH20

Anh văn chuyên ngành 2

6

90

42

44

4

MH21

Nguyên lý kế toán

4

60

30

28

2

MH22

Chứng từ thương mại

2

30

15

13

2

MH23

Quản trị logistics

4

60

25

33

2

MH24

Quản trị doanh nghiệp

3

45

28

15

2

MH25

Quản trị chiến lược

3

45

28

15

2

MH26

Quản trị nhân sự

3

45

28

15

2

MH27

Marketing căn bản

2

30

15

13

2

MH28

Tài chính doanh nghiệp

3

45

23

20

2

MH29

Phân tích hoạt động kinh tế

3

45

30

13

2

MĐ30

Anh văn chuyên ngành 3

3

90

32

54

4

MĐ31

Thực hành khai báo hải quan

1

30

0

28

2

MĐ32

Tổ chức khai thác vận tải

2

60

28

30

2

MĐ33

Thực tập chuyên môn

5

150

0

146

4

MĐ34

Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

359

1

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

15

225

105

110

10

MH35

Kỹ năng mềm

3

45

18

25

2

MH36

Lý thuyết tài chính

3

45

23

20

2

MH37

Quản trị tài chính DN

3

45

23

20

2

MH38

Nghiệp vụ thuế

3

45

23

20

2

MH39

Thanh toán quốc tế

3

45

18

25

2

TỔNG CỘNG

130

2550

936

1514

100

 

4.        Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Những môn học mang tính chất thực tế: học sinh tự tìm đơn vị để có số liệu thực tế, tham khảo tình hình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó làm bài báo cáo. (Số liệu có thể do giáo viên cung cấp, tùy theo môn học)

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Những môn học lý thuyết, tích hợp thì kiểm tra kết thúc môn theo các hình thức thi vấn đáp, viết (tùy theo môn học, mô đun). Riêng các môn thực hành thì kết thúc môn bằng hỏi báo cáo (thi vấn đáp)

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành theo quy định của trường.


 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC