Phòng đảm bảo chất lượng đào tạo

1.      Phó trưởng phòng: Lê Xuân – Thạc Sỹ

2. Chức Năng: Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo là tổ chức tham mưu giúp Hiệu Trưởng quản lý về công tác thanh tra, khảo thí và kiểm định trong hoạt động đào tạo của Nhà trường.

3. Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn

THAM GIA CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA NHÀ TRƯỜNG.

NHIỆM VỤ THANH TRA

Đề xuất chủ trương và xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho hoạt động thanh tra, khảo thí, kiểm định chất lượng đào tạo và duy trì hệ thống Quản lý chất lượng của Nhà trường;

Thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật giáo duc, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong hoạt động đào tạo theo chỉ đạo của Hiệu trưởng. Giám sát thực hiện tiến độ giảng dạy, đề cương giảng dạy, lịch trình giảng dạy của các đơn vị và giảng viên trong trường;

Giám sát việc tổ chức, quản lý, giảng dạy của các lớp liên kết, các hợp đồng đào tạo ngoài trường đảm bảo thực hiện đúng quy chế và chất lượng đào tạo;

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch đào tạo của các đơn vị trong Nhà trường. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả các khoa, tổ môn và phòng trong Nhà trường, đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế;

Giám sát tình hình thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục Hoc sinh-sinh viên của giảng viên, giáo viên;

Xây dựng và Báo cáo tình hình thực hiện nội quy, quy chế trong giảng dạy, học tập của Nhà trường hàng tuần, tháng, năm; Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ hay đột xuất theo chỉ đạo của Hiệu trưởng;

Thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, của các đơn vị và cá nhân liên quan;

Thanh tra, kiểm tra các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, cơ sở pháp lý của chương trình, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, thẩm định tính xác thực của văn bằng, chứng chỉ khi được yêu cầu;

Là đầu mối giải quyết khiếu nại tố cáo lĩnh vực giáo dục đào tạo của Nhà trường theo quy định hiện hành;

NHIỆM VỤ KHẢO THÍ

Xây dựng các quy chế, quy định về khảo thí trong nhà trường và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện;

Chủ trì và phối hợp với các khoa, tổ môn, thẩm định và quản lý ngân hàng đề thi các hệ, các loại hình đào tạo Nhà trường được cấp phép;

Tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả thi theo kế hoạch đã duyệt, phối hợp với phòng Đào tạo và các đơn vị thực hiện;

Quản lý, lưu trữ bài thi tốt nghiệp, gửi bản gốc kết quả thi về phòng Đào tạo và bản sao đến các đơn vị có liên quan;

NHIỆM VỤ KIỂM ĐỊNH

Đầu mối trong việc quản lý, triển khai công tác kiểm định chất lượng đào tạo bao gồm: đánh giá trong, đánh giá ngoài.

Định kỳ tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo, đánh giá hệ thống Quản lý chất lượng trong Nhà trường. Hướng dẫn tự đánh giá cho các đơn vị trong trường và tổng hợp kết quả đánh giá và báo cáo các cấp theo quy định hiện hành;

Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và các hoạt động khác của Nhà trường;

Chủ trì và phối hợp với Phòng Hợp tác quốc tế & Khoa học công nghệ tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo liên quan đến lĩnh vực được phân công;

Quản lý cán bộ, nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của phòng theo phân cấp của Hiệu trưởng;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được Nhà trường

đầu tư và giao cho phòng;

Thực hiện việc thống kê, làm báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

Quản lý đội ngũ cán bộ-viên chức của phòng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được Nhà trường giao;

Là ủy viên và ủy viên thường trực các Hội đồng:

- Ủy viên thường trực Ban kiểm định chất lượng đào tạo của Nhà trường

- Ủy viên thường trực Ban triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng (ISO) của Nhà trường;

4. Cơ Cấu Tổ Chức

Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo được sử dụng con dấu của Trường khi lãnh đạo phòng ký văn bản thừa lệnh Hiệu Trưởng.

Biên chế của phòng gồm có Trưởng phòng, một số phó trưởng phòng và các nhân viên do Hiệu trưởng quyết định trong tổng số biên chế sự nghiệp được cấp trên giao và hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế.

Trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng.

5. Nguyên Tắc Hoạt Động

Hiệu trưởng điều hành hoạt động của phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng

Trưởng phòng điều hành hoạt động của Phòng theo chế độ thủ trưởng; Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những công việc được phân công.

Các phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Hiệu Trưởng và trước pháp luật về phần việc đó.

Viên chức, lao động trong phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các phó Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần việc được giao. Trong trường hợp Hiệu Trưởng làm việc trực tiếp với phó Trưởng phòng và chuyên viên thì phó Trưởng phòng và nhân viên có trách nhiệm thực hiện đồng thời báo cáo với Trưởng phòng.

Viên chức, lao động trong phòng có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức giúp việc Hiệu Trưởng, các bộ phận trong và ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. 1.      XUÂN                                      PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

    2.      ĐÀM MẠNH TIẾN                        CHUYÊN VIÊN

    3.      NGUYỄN QUỐC BÌNH                CHUYÊN VIÊN

TIN TỨC