HỘI NGHỊ KHOA HỌC KHAI THÁC MÁY TÀU THỦY THÁNG 6 - 2024
- 01/07/2024
KMMC2 - Tiếp nối thành công của buổi hội thảo Quý 1/2024, khoa
Khai thác máy tàu thuỷ tiến hành buổi hội thảo quý 02/2024 và lúc 13g00 ngày
28/06/2024 tại hội trường trường Cao đẳng Hàng Hải 2.
>> Hội
nghị khoa học khoa Khai thác máy tàu thủy Quý 2/2024
Đến
tham gia hội thảo có đại diện BGH nhà trường: thầy Trần Văn Tiến và thầy Nguyễn Văn Nguyễn phó Hiệu trưởng nhà trường, trưởng phó các bộ phận,
các giảng viên khoa Khai thác máy và khoa Điều khiển tàu biển. Đến với hội
thảo, thầy Nguyễn Văn Nguyễn đã hoan nghênh
tinh thần tổ chức thường xuyên của khoa khai thác máy các chương trình chuyên
môn, hội thảo cho khoa và các em HSSV tham gia giao lưu, cập nhật kiến thức
thực tế.
Thầy
Cao Đức Dương, phụ trách khoa Khai thác máy, cảm thấy
rất vui mừng, là niềm vinh hạnh lớn cho khoa Khai thác máy khi có sự tham gia,
phối hợp, giao lưu, kết nối, đồng tổ chức của khoa Điều khiển tàu biển trong
đợt hội thảo kỳ này, khoa Khai thác máy rất mong các lần sau sẽ nhận được sự
tham gia của nhiều khoa, phòng ban hơn nữa trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên
môn nói riêng và các hoạt động kết nối nói chung.
Đồng
thời, thầy Dương có gởi lời đến các bạn sinh viên tham gia hội thảo: Đây là
những kiến thức các em đã học, đang học hoặc sẽ thực hiện trong công việc sau
này, các em sinh viên hãy mạnh dạn, tự tin tham gia sôi nổi, góp ý, thảo luận
cho các đề tài.
Trong hội thảo quý 2/2024, có tổng cộng 04 bài tham luận, trong đó có 02 bài
của khoa Điều khiển tàu biển và 02 bài của khoa Khai thác máy tàu thuỷ.
Đầu tiên là bài tham luận của thầy Lê Xuân Hải với chủ đề: "Quy trình chuẩn bị và tính toán khối lượng đầu trước
hoặc sau khi cho thuê tàu".
Trong
công việc cho thuê tàu, thì vấn đề tính toán nhiên liệu còn lại là một bước
không thể thiếu trong quy trình, bài tham luận giới thiệu các bước để tiến hành
tra cứu các thông số, tính toán để đảm bảo tính được lượng nhiên liệu còn lại
một cách chính xác.
Ở
đề tài này, có một số câu hỏi, tham luận như sau:
* Tại sao trước và sau khi cho thuê tàu phải
tính toán, có sự khác nhau về vấn đề tính toán nhiên liệu so với tính toán
lượng nhiên liệu còn lại trong quá trình quá trình khai thác hay không?
- Công việc tính toán xét về quy trình là như nhau. Nhưng trường
hợp khai thác, người thuê tàu và người cho thuê hay xảy tranh chấp, người thuê
tàu thường thua thiệt, nên người thuê tàu thường thuê các công ty giám định để
có thể tính toán một cách chính xác.
* Đến với hội thảo, Mr.
Ninh, Trưởng phòng Đào tạo có ý kiến: Theo như đề tài vừa rồi, Khoa KTMTT hoàn
toàn có thể xây dựng một số chương trình huấn luyện, đào tạo về các vấn đề
chuyên môn thực tế để mở rộng phạm vi đào tạo của nhà trường, nâng cao năng lực
đào tạo.
- Khoa máy ghi nhận ý kiến và sẽ phối hợp với phòng Đào tạo để
thực hiện chương trình đào tạo nội dung này cũng như các như cầu chung khác của
thị trường lao động.
* Ngoài phương pháp đo thủ công bằng thước thì
có phương pháp nào hiện đại để có thể đo đạc được chính xác và nhanh chóng hơn
hay không?
- Có nhiều phương pháp đo điện tử có kết quả đo chính xác và nhanh
chóng hơn, tuy nhiên, thông thường đo đạc đối với tàu hàng hiện dùng phương
pháp thủ công, còn đối với các tàu dầu thì có hệ thống chuyên dụng để đo đạc
một cách chính xác, đồng thời, nhu cầu về độ chính xác cao không nhiều nên
phương pháp thủ công vẫn được sử dụng rộng rãi do ưu điểm về chi phí, giá thành
trong quá trình thực hiện.
Tiếp
theo là chủ đề: "Một số vấn đề cơ
bản thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động
logistics" do thầy Đặng Trường Giang, giảng viên khoa Điều
khiển tàu biển, trọng tài thương mại trình bày.
Logistics
là một ngành hot hiện nay, song song đó thì vấn đề tranh chấp là không thể
tránh khỏi, thì việc nắm rõ quy trình thực hiện hợp đồng cũng như xử lý tranh
chấp là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp
và cá nhân, đề tài này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát, cơ bản về quá trình
này.
Ở
đề tài này có các tham luận như sau:
* Trong trường hợp mua bán giữa 2 bên, bên nào
được quyền chọn quyết định thương mại?
-
Do điều kiện mua bán giữa 2 bên và có ràng buộc trong các điều kiện của hợp
đồng.
* Trong trường hợp giao hàng tại cảng của
người bán hàng, trong quá trình vận chuyển, nếu bao hàng đi 50% quãng đường bị
sự cố thì sẽ xử lý như thế nào?
-
Có 3 quá trình để xử lý: 1. Trong thoả thuận thường mại, cần quy định rõ là cẩu
dịch chuyển bao nhiêu phần trăm sẽ thuộc trách nhiệm bên bán hay bên mua, 2.
Trách nhiệm của bảo hiểm sẽ bồi thường kiện hàng, 3. Trách nhiệm của người làm
hàng, từ qua trình thực tế sẽ có thông tin để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.
Bài
tham luận thứ ba do cô Vũ Thị Thanh Thuỷ trình bày với chủ đề: "Phương pháp hạ thuỷ tàu bằng đệm khí"
Phương
pháp này xuất hiện và được áp dụng khoảng 20 năm trên thế giới, tuy nhiên, ở
VIệt Nam chỉ mới được áp dụng trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Bài
tham luận nêu cái nhìn tổng quan về các phương pháp hạ thuỷ áp dụng từ trước
đến nay, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm của từng phương pháp, qua đó nêu bật
được ưu điểm của phương pháp hạ thuỷ bằng túi khí, giảm tốc độ tàu hạ xuống
nước, phương pháp này mềm mại nên được gọi là phương pháp hạ thuỷ mềm, khắc
phục được các nhược điểm của phương pháp hạ thuỷ cứng, bằng triền,...
Phương
pháp này có ưu điểm là an toàn cho con tàu, tiết kiệm nhân công và chi phí,
tính cơ động cao, dễ di chuyển, giá thành thấp do túi khí có thể tái sử
dụng,... được áp dụng cho các con tàu cỡ vừa và nhỏ, loại tàu đáy bằng có hộ số
béo lớn. Đề tài cũng đi vào phần phân tích, tính toán tổng hợp để có thể hạ
thuỷ bằng phương pháp này, số túi khí, áp lực bơm,...
Đề
tài mang lại cho người nghe sự tâm đắc, hài lòng về những kiến thức mới mẻ,
sinh động dễ hiểu về vấn đề hạ thuỷ một con tàu.
Một
vài câu hỏi liên quan đề tài:
* Loại khí dùng cho túi là gì, có đắt không,
giải pháp thay thế?
- Túi khí sử dụng không khí bên ngoài môi trường bơm vào, tương tự
như xăm hơi của các loại xe cơ giới.
* Xăm hơi có bị thủng, nổ làm lật tàu không?
- Rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi trong mọi lĩnh vực, tuy
nhiên, giảm thiểu rủi ro là điều hoàn toàn có thể, và hiện nay, đã có nhiều
phương án dự phòng trong trường hợp nổ túi, xì hơi mà con tàu vẫn đảm bảo an
toàn..
Tiếp
theo là đề tài của thầy Hoàng Minh Hải đến từ khoa Điều khiển tàu biển: "Một số vấn đề cơ bản trong bảo hiểm thân tàu
biển"
Đề
tài nêu rõ các định nghĩa, quy định về bải hiểm thân tàu, đánh giá, phân tích
các rủi ro, trách nhiệm của các bên, loại trừ trách nhiệm, giải quyết tranh
chấp, bồi thường...
Đề
tài có các ý kiến thảo luận như sau:
* Bảo hiểm thân tàu có thuộc dạng bắt buộc, nó
có giống với xe cơ giới hay không?
-
Cả 2 đều là phương tiện, chỉ là môi trường hoạt động khác nhau, bảo hiểm thân
tàu thuộc về loại hình tự nguyện.
* Điều kiện bảo hiểm có giống nhau không. Khi
đâm va trường hợp nào thuộc trách nhiệm dân sự, trường hợp nào hiệp hội bảo
hiểm chỉ định xử lý,...?
-
Điều kiện ràng buộc không giống nhau, tuỳ vào công ty bảo hiểm, sẽ có các điều
khoản riêng được ghi, thoả thuận rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Khi đâm va, lỗi
bên nào thì bên đó sẽ bồi thường thiệt hai, trường hợp có tranh chấp không thoả
thuận được thì hiệp hội bảo hiểm sẽ vào cuộc. Khi xảy ra tai nạn, công an sẽ
vào cuộc, công an sẽ lập biên bản để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của
các bên, biên bản này là cơ sở để bảo hiểm xem xét việc bồi thường.
Hội
thảo kết thúc vào lúc 16g30 cùng ngày, thay mặt khoa Khai thác máy, thầy Cao
Đức Dương gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, các Thầy Cô
trình bày tham luận, sự tham gia, đóng góp ý kiến nhiệt tình của toàn thể giảng
viên và các em sinh viên tham gia hội thảo kỳ này, khoa Máy sẽ duy trì đều đặn
hội thảo mỗi quý 1 lần, lần tới, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 09/2024.
---------oOo---------