Tin tức
Hấp dẫn “Nghề nghe tàu hát”
- 19/04/2023
Có một nghề vững bước cùng đại dương
Người ta gọi nghề đi tàu viễn dương
Có một nghề nghe tàu hát du dương
Khai thác máy tàu đi khắp bốn phương!
Nghề khai thác máy tàu biển có trong danh mục nghề nặng nhọc,
nghề..”chuẩn men”! Tuy vậy, ngày nay, tàu công nghệ 4.0 đã được vận hành nhiều
làm cho những người vận hành và khai thác máy tàu đỡ vất vả hơn nên người ta ví
nghề khai thác máy tàu là “Nghề nghe tàu hát”.
Anh Hồ Diên Chung-Sỹ quan máy tàu – Cựu sinh viên khoá 2 (tốt nghiệp năm
2012), nghề Khai thác máy tàu biển, Trường Cao Đẳng Hàng Hải II, hiện đang làm
việc trên tàu cho Công ty Vinalogistics nói “Nhiều tàu lắp thiết bị vệ tinh nên
thuyền viên được liên lạc nhiều hơn với gia đình, người thân, lên mạng giao lưu
với bạn bè, cập nhật thông tin mọi lúc
khi tàu đang hành trình ngoài biển khơi, do vậy, mặc dù thường xa nhà,
nhưng được..facetime thường xuyên nên không nhớ nhà là bao…” (Người viết bài
cũng trao đổi thông tin với anh Chung qua Zalo, mặc dù anh đang làm việc trên
tàu)
Chưa kể, thiết bị máy móc, tính năng sửa sữa, vận hành, khai thác trên
các con tàu ngày nay cũng hiện đại, sử dụng nhiều công nghệ báo lỗi tự động nên
những người thợ máy, khai thác máy tàu như anh Chung đỡ vất vả hơn nhiều.

(Anh Hồ Diên Chung – đang làm việc trên tàu cho Cty VinaLogistics)
Nghề khai thác máy tàu biển - “bác sĩ nội khoa” của những con tàu, anh Chung
là người lo khâu vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của
tàu. Thi thoảng, anh cũng “toát mồ hôi” vì một số công việc như khi đến kỳ đăng
kiểm, phải chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị các thông số máy tàu phải đúng tiêu chuẩn theo
yêu cầu của Cục Đăng Kiểm..thật lắm nhiêu khê! May thay, việc “toát mồ hôi” chi
là công việc “đến hẹn lại lên” mà thôi. Với những con tàu hiện đại, hệ thống
cảnh báo tự động hoặc bán tự động, công việc thường xuyên của những kỹ sư thực
hành, thợ vận hành là LẮNG NGHE TIẾNG MÁY TÀU, thăm, thay nhớt máy, bảo dưỡng
định kỳ..
(Nhiều lúc tàu cập cảng, annh em được phép nghỉ ngơi lại rủ nhau..câu cá,
câu mực giải trí; làm cho bữa ăn phong phú với hải sản tươi sống thường xuyên…

Hoạt động..ngoài chuyên môn trong giờ nghỉ của anh em trên tàu)
Anh Chung kể: Trên tàu giống như một xã hội thu nhỏ với khá đầy đủ nơi
ăn, chỗ ở, nơi giải trí, phòng thông tin,..tất cả đều do công ty chủ tàu cung
cấp, vì vậy mà tiền thu nhập chính hàng tháng khoảng 30 triệu đều đặn..”ting
ting” vào tài khoản của vợ anh để chăm lo cho các con ăn học đầy đủ!
Nghề khai thác máy tàu biển, đành rằng là nghề nặng nhọc, nhưng nếu người
thuỷ thủ biết sắp xếp thì việc cân bằng tâm lý, vui vẻ, hạnh phúc cũng trong
tầm tay. Anh Chung kể về việc vào bờ, về nhà: Tuỳ theo chuyến tàu đi nước ngoài
hoặc nội địa (tàu anh Chung phục vụ cho
các giàn khoan của Việt Nam và các nước Đông Nam Á) mà thời gian về với gia
đình ngắn hay dài, trung bình mỗi tháng anh được về thăm gia đình một lần trong
vài ngày để “gặp gỡ cứng”, còn “gặp gỡ mềm” (trò chuyện qua Zalo, facebook..) thì
gần như hàng ngày, vì vậy, “lửa ấm” của gia đình vẫn ấm áp theo thời gian anh
theo nghề đi biển.
Những người đi biển thường là những người thích cảm giác phiêu phiêu và mạnh
mẽ với sóng gió, bão bùng. Thử thách qua từng con sóng, ngọn gió sẽ làm mỗi
người trưởng thành hơn và cứng cáp hơn sau mỗi lần tàu nhổ neo!
Kế hoạch sắp tới, anh Chung nói: “Thu nhập của vị trí máy trưởng, gắn với
trách nhiệm chèo lái đội nên khá cao (khoảng 50 – đến hơn 100 triệu/ tháng), vì
vậy, dự định sắp tới của anh sẽ về trường học thêm chứng chỉ máy trưởng và các
chứng chỉ liên quan khác để nâng cao nghiệp vụ, thăng tiến nghề nghiệp”.
Trung Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hàng Hải Và Xuất Khẩu Lao Động thuộc
Trường Cao Đẳng Hàng Hải II, nơi đào tạo và nâng cao nghiệp vụ hàng hải như
thuyền trưởng, máy trưởng, trực ca.. luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các thuyền
viên có nhu cầu nâng cao năng lực hàng hải, luôn luôn chào đón và có ưu tiên đặc
biệt cho những cựu sinh viên của trường.
Anh Chung tự hào vì mình đã chọn đúng nghề nghiệp đem lại thu nhập cao
cho gia đình, đồng thời có một cuộc sống và công việc thú vị.
“Nghề nghe tàu hát” thật mạnh mẽ
mà không kém phần lãng mạn như cuộc tình “Thuyền Và Biển” của thi sĩ Xuân
Quỳnh!

Tổ máy đang triển khai ca làm việc trên tàu