TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II
MARITIME COLLEGE NO.2
I. TẦM NHÌN – SỨ MỆNH
1. Tầm nhìn:
Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm của của ngành hàng hải Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
2. Sứ mệnh:
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN, hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Khuôn viên cở sở 1
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Thành lập năm 1976, Trường Công nhân kỹ thuật, trực thuộc Cục Đường biển Việt Nam;
Đổi tên thành trường Công nhân kỹ thuật đường biển II ngày 11/3/1977;
Đổi tên thành trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ hàng hải II ngày 27/4/1990;
Nâng cấp thành trường Trung học Hàng hải II ngày 2/12/1996;
Nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/12/2007;
Đổi tên thành trường Cao đẳng Hàng hải II ngày 18/5/2017.
Trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam. Một trong 04 trường Hàng hải công lập chính thức tại Việt Nam được thị trường Hàng hải Quốc tế công nhận.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cán bộ công nhân viên, giáo viên
Tổng cộng CBGV: 130
02 Tiến sĩ
02 NCS
40 Thạc sĩ
III. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO:
Chính quy
Ngắn hạn
Vừa học vừa làm
Huấn luyện đặc biệt
Các khoá học ngắn hạn, chuyên đề: bồi dưỡng, huấn luyện, cấp chứng chỉ hàng hải (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO), các chứng chỉ chuyên ngành giao thông vận tải và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc gia.
IV. QUY MÔ ĐÀO TẠO:
Tổng số sinh viên: 2000
Chỉ tiêu hàng năm : 1160
Các hệ đào tạo
V. BẬC ĐÀO TẠO
Bậc Cao đẳng nghề
Bậc Trung cấp nghề
Bậc Sơ cấp nghề
VI. CÁC KHOA CHUYÊN NGÀNH
Khoa Điều khiển tàu biển
Khoa Khai thác máy tàu thuỷ
Khoa Cơ khí
Khoa Kinh tế
Khoa Sư phạm GDNN
Khoa Cơ sở Cơ bản
VII. NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
- Điều khiển tàu biển
2. Khai thác máy tàu biển
3. Sửa chữa mày tàu biển
4. Quản trị kinh doanh vận tải biển
5. Điện tàu thủy
6. Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
7. Kế toán doanh nghiệp
8. Điện công nghiệp
9. Công nghệ thông tin
VIII. CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
Phòng Đào tạo.
Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.
Phòng Kế hoạch – Tài chính.
Phòng Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ.
Phòng Tổ chức hành chính.
Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo.
IX. CÁC TRUNG TÂM
Trung tâm Phát triển nguồn lực hàng hải
Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học
X. CƠ SỞ ĐÀO TẠO & CƠ SỞ VẬT CHẤT
· Cơ sở 1: Diện tích 1.6 ha. Tại 232 Nguyễn Văn Hưởng – F. Thảo Điền – Quận 2 – Tp Hồ Chí Minh.
· Cơ sở 2: Diện tích 0.7 ha; Tại 31 Nguyễn Khoái – Quận 4– Tp Hồ Chí Minh.
KTX trong khuôn viên cở sở 1: tại 232 Nguyễn Văn Hưởng – F. Thảo Điền – Quận 2 – Tp Hồ
Hồ bơi trong khuôn viên cở sở 1: tại 232 Nguyễn Văn Hưởng – F. Thảo Điền – Quận 2 – Tp Hồ
Tàu Huấn Luyện 05: 1,300 DWT
Mô phỏng lái tàu biển
Mô phỏng thực hành thuyền nghệ
Phòng thực hành điều khiển buồng máy
Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
STT | Khóa | Thời gian | |
1 | Quan sát đồ giải radar | 45giờ | |
2 | ARPA | 30giờ | |
3 | ECDIS | 40giờ | |
4 | Quản lý nguồn lực buồng lái/máy | 40giờ | |
5 | Tiếng Anh Hàng Hải (các cấp độ) | 223 – 309 –316 h | |
6 | Có nhiệm vụ ANTB cụ thể | 1.5 ngày | |
7 | Sỹ quan an ninh tàu biển | 3ngày | |
8 | Chữa cháy nâng cao | 40tiết | |
9 | Sơ cứu Ytế (cấp cứu) | 45tiết | |
10 | Chăm sóc Ytế | 70tiết | |
11 | Bè cứu sinh, Xuồng cứu nạn | 45tiết | |
12 | Xuồng cứu nạn cao tốc | 35tiết | |
13 | GOC/ROC | 120 giờ | |
Giấy chứng nhận khả năng CM | |||
STT | Khóa | Thời gian | |
14 | Thuyền trưởng tàu biển dưới 50GT | 2,5 tuần | |
15 | SQQL Boong hạng tàu dưới 500GT – hành trình gần bờ | 08 tuần | |
16 | SQQL Boong hạng tàu dưới 3000GT | 10 tuần | |
17 | Máy trưởng tàu biển dưới 75KW | 2,5 tuần | |
18 | SQQL Máy hạng tàu dưới 750KW | 08 tuần | |
19 | SQQL Máy hạng tàu dưới 3000KW | 10 tuần | |
20 | SQVH Boong hạng tàu trên 500GT | 24 tuần | |
21 | SQVH Máy hạng tàu trên 750KW | 24 tuần | |
22 | SQVH Boong hạng tàu dưới 500GT – hành trình gần bờ | 15 tuần | |
23 | SQVH Máy hạng tàu dưới 750KW | 15 tuần | |
24 | Bổ túc ngành Boong trình độ Cao đẳng (trái ngành) | 22 tuần | |
25 | Bổ túc ngành Boong trình độ Trung cấp (trái ngành) | 14 tuần | |
26 | Bổ túc ngành boong trình độ Sơ cấp thủy thủ tàu biển (trái ngành) | 10 tuần | |
27 | Bổ túc ngành máy trình độ Cao đẳng (trái ngành) | 21 tuần | |
28 | Bổ túc ngành máy trình độ Trung cấp (trái ngành) | 13 tuần | |
29 | Thủy thủ trưởng tàu biển | 10 tuần | |
30 | Thợ máy chính tàu biển | 12 tuần | |
31 | Sỹ quan Kỹ thuật điện | 22 tuần | |
32 | Bổ túc ngành Kỹ thuật điện trình độ Trung cấp (trái ngành) | 5 tháng | |
33 | Bổ túc ngành ngành Kỹ thuật điện trình độ Sơ cấp (trái ngành) | 4 tháng | |
34 | Đầu bếp trên tàu biển (các cấp độ) | 1 – 16 tuần |
Bồi dưỡng nghiệp vụ
STT | Khóa | Thời gian |
1 | Thực hành mô phỏng Lái – Thuyền nghệ | 10 ngày |
2 | Thực hành mô phỏng Máy – Điện | 10 ngày |
3 | Buộc / Cởi dây tàu biển | 02 tuần |
4 | Nghiệp vụ lặn biển dưới 12m | 02 tuần |
5 | Sử dụng cẩu tàu | 01 tuần |
6 | Canô cao tốc | 45 tiết |
7 | Chứng chỉ Bơi (300m) | 1 tuần |
Một số hình ảnh về huấn luyện
Trả lời